Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Tổng quan về kiến trúc FlexNetwork Architect của HP




1. Hướng tiếp cận và lợi ích mang lại của kiến trúc FlexNetwork Architect:

Nói về kiến trúc cho hạ tầng Network có lẽ không ít người sẽ nghĩ ngay đến kiến trúc mạng 3 lớp hay kiến trúc mạng cho hệ thống Trung Tâm Dữ Liệu DCNA chính vì vậy sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho kiến trúc FlexNetwork Architecture của HP Networking như:
·          Kiến trúc FlexNetwork Architecture là gì?
·          Tại sao phải cần có kiến trúc FlexNetwork trong khi mình đã rất quen thuộc với kiến trúc 3 lớp trong việc build hệ thống mạng Campus hay DataCenter?
·          Mục đích HP đưa ra kiến trúc này để làm gì và có thực sự cần thiết hay không?
               
Câu trả lời cho các câu hỏi đó đều rất đơn giản, theo báo cáo mới nhất vào cuối năm ngoái của Info-Tech (một tổ chức chuyên đánh giá về công nghệ độc lập) cũng như của Gartner về định hướng phát triển của các hãng cung cấp thiết bị và giải pháp Network trên thị trường cho thấy một trong những thách thức đặt ra với các hãng hiện tại đó là ngày nay các khách hàng luôn cảm thấy bối rối khi cần lựa chọn thiết bị nào phù hợp với nhu cầu của mình trong những dãi sản phẩm rất đa đạng được các hãng đưa ra, một phần khác nằm ở việc lựa chọn các giải pháp và kiến trúc tương ứng phục vụ cho nhu cầu của họ.

HP nhận thức được rất rõ vấn đề này nên đó là một phần lý do tại sao HP đưa ra kiến trúc FlexNetwork Architect, vậy kiến trúc này giúp cho người dùng được những gì?
-           Đầu tiên nhất phải nhắc đến việc không yêu cầu người dùng phải am hiểu quá nhiều về các sản phẩm và giải pháp IT, họ chỉ cần chọn kiến trúc tương ứng theo nhu cầu của mình một cách cực kỳ đơn giản vd: Khách hàng quan tâm đến việc xây dựng nên một hạ tầng Network cho DataCenter của họ, họ chỉ cần tập trung vào module kiến trúc FlexFabric bên trong bộ kiến trúc chung FlexNetwork, điều này tương tự đối với việc xây dựng hệ thống mạng Campus sẽ tập trung vào module kiến trúc FlexCampus dành cho nhu cầu xây dựng nên hệ thống mạng Campus và tương tự đối với module kiến trúc FlexBranch dành cho nhu cầu thiết lập hệ thống mạng cho các doanh nghiệp có đa Chi Nhánh.
-           Bên trong các Module kiến trúc nhỏ bên trong (FlexFabric/ FlexCampus/ FlexBranch) là tập hợp bao gồm đầy đủ các Solution, các thiết bị tương ứng phục vụ cho các nhu cầu này cũng như đi kèm với các Reference Architect rất đầy đủ cho các môi trường ứng dụng khác nhau, điều này giúp đơn giản hóa và linh hoạt cho phía người dùng cuối khi họ muốn lựa chọn một mô hình kiến trúc phù hợp với nhu cầu thực tế của mình thay vì bị cột chặt vào các kiến trúc 2-3 lớp và tìm cách tinh chỉnh nó để phù hợp với nhu cầu của họ.
-           Toàn bộ các Module kiến trúc nhỏ bên trong đều được quản trị bởi một hệ thống quản trị đồng nhất nằm trong FlexManagement giúp đồng nhất cho hệ thống quản trị trong toàn bộ hệ thống.
-           Tất cả các Module kiến trúc nhỏ bên trong kiến trúc FlexNetwork đều được xây dựng dựa trên năm tiêu chí đó là:
o    Open (cam kết hỗ trợ và sử dụng hoàn toàn các chuẩn mở giúp tăng tính tương thích đối với các hệ thống hiện có cũng như tương thích hoàn toàn với các sản phẩm của các hãng thứ 3 hỗ trợ các công nghệ này).
o    Scalable (đảm bảo khả năng mở rộng của hệ thống một cách linh hoạt theo cả ba hướng: tính năng của hệ thống, mở rộng kết nối và mở rộng về hiệu năng).
o    Secure (đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống kể cả cho các môi trường physical lẫn virtual).
o    Agile (tối ưu cho việc quản trị, triển khai tích hợp hệ thống với thời gian và chi phí thấp nhất).
o    Consistent (mang lại tính đồng nhất cho hệ thống, đồng nhất từ các hệ điều hành trên các thiết bị cũng như đồng nhất về hệ thống phần mềm quản trị với khả năng hỗ trợ quản trị lên đến 6000 loại thiết bị của hơn 220 hãng khác nhau).

                Như vậy sơ lược qua chúng ta có thể thấy kiến trúc FlexNetwork của HP có hướng tiếp cận thiên về nhu cầu của người dùng cuối giúp                 đơn giản hóa hơn khi KH cần lựa chọn các giải pháp hay thiết bị phù hợp với nhu cầu ứng dụng của mình trong khi vẫn có thể đảm            bảo đầy đủ 5 tiêu chí cần thiết nhất trong một hệ thống hạ tầng mạng của một doanh nghiệp cần có.


2. Chi Tiết Các Thành Phần Bên Trong Kiến Trúc FlexNetwork Architect:

HP tự hào là hãng duy nhất trên thị trường đưa ra được kiến trúc đồng nhất và tổng thể dành cho hầu hết các nhu cầu của người dùng cuối từ nhu cầu build hệ thống network cho DataCenter cho đến mạng Campus và Branch, giúp định hướng cho người dùng trong việc lựa chọn đúng sản phẩm giải pháp và công nghệ phù hợp với nhu cầu của mình. Cùng với đó là việc chuyển từ Portfolio theo các dòng sản phẩm riêng lẻ sang Portfolio theo kiến trúc FlexNetwork đồng nhất giúp đơn giản và tiện lợi hơn cho các Khách Hàng khi cần lựa chọn các sản phẩm và giải pháp của HP Networking.



2.1 FLEXFABRIC ARCHITECTURE:

HP FlexFabric Architecture tập hợp tất cả các sản phẩm giải pháp và reference architectures chuyên dụng cho việc xây dựng nên hạ tầng Networking trong DataCenter, đảm bảo các công nghệ  chuyên dụng cho DataCenter sẽ được hỗ trợ đầy đủ trong hiện tại và roadmap trong tương lai giúp khách hàng có thể an tâm với sự lựa chọn của họ và đơn giản trong việc tìm cho mình một kiến trúc và giải pháp sản phẩm phù hợp với mình bất kể nhu cầu của KH dùng cho mục đích build DataCenter cho hạ tầng ảo hóa hay cho tính toán hiệu năng cao.

Khi nhìn lại những gì đang diễn ra trong DataCenter của khách hàng trong những năm gần đây chúng ta dễ dàng nhận ra rằng khách hàng không  có nhiều sự lựa chọn về mặt giải pháp và sản phẩm Network cho DataCenter của họ. Điển hình của việc này là việc hiện tại có rất nhiều khách hàng đang sử dụng thiết bị CoreSwitch 6500 của Cisco trong DataCenter của họ nhưng có một vấn đề lớn đang tồn tại đó là bản thân dòng CoreSwitch 6500 của Cisco không được thiết kế ra để dành cho môi trường DataCenter cũng như những công nghệ đặc thù đã và sẽ đang được phát triển cho nhu cầu cần thiết trong DataCenter sẽ không được hỗ trợ trên dòng sản phẩm này như: FCoE, DCB/CEE, FabricPath/TRILL, EVB… dẫn đến khi Khách Hàng có nhu cầu nâng cấp DataCenter của mình cho những mục đích chuyên biệt và cần đến những công nghệ đặc thù dành cho DataCenter họ buộc phải thay đổi CoreSwitch cũng như các thiết bị liên quan như các thiết bị đầu cuối để đạt được mục đích này, điều này dẫn đến việc lãng phí đầu tư và hiệu quả đầu tư ROI rất thấp,  đó cũng chính là những gì HP nhìn thấy và đưa ra FlexNetwork Architecture nói chung và FlexFabric nói riêng nhằm giúp khách hàng có được sự lựa chọn chính xác nhất cho nhu cầu của mình.

Với việc đưa ra kiến trúc FlexFabric với đầy đủ các Reference Architecture và sản phẩm phù hợp cho các nhu cầu khác nhau trong DataCenter, HP mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng từ việc giảm TCO cho đến việc đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả đầu tư ROI rất cao.


Kiến trúc này đưa ra thiết kế hệ thống Network 2 lớp cho DataCenter dựa trên công nghệ Stacking IRF của HP, đây là công nghệ stacking tiên tiến nhất hiện nay với rất nhiều ưu điểm như: hoạt động trên các kết nối 10GbE/40GbE/100GbE nên chỉ bị giới hạn bởi khoảng cách hỗ trợ bởi cộng nghệ truyền dẫn 10GbE/40GbE/100GbE (có khả năng hỗ trợ lên đến 70km đối với 10GbE). HP IRF Stacking hỗ trợ full các giao thức ở Layer 2 lẫn Layer 3, tối đa hỗ trợ lên đến 9 thiết bị trên các dòng fix switch và 4 đối với các dòng Modular Switch dạng lớn, hỗ trợ giao thức LACP Multi-Chassic giúp đơn giản và tối ưu hệ thống mạng với việc loại bỏ hoàn toàn các giao thức chống loop layer 2 và dự phòng gateway truyền thống như STP, VRRP… Cùng với những kiến trúc đó HP đưa ra một dãi sản phẩm đầy đủ và phong phú dành cho DataCenter từ Core-Access, với việc đưa ra các thiết bị rất mạnh mẽ với khả năng mở rộng rất linh hoạt như dòng CoreSwitch 12500 cũng như các dòng TOR Switch mạnh mẽ như 59xx/58xx...



Với vị trí nhà sản xuất cung cấp các giải pháp Hạ Tầng Hội Tụ hàng đầu hiện nay trên thị trường nên các Reference Architect của FlexFabric đều đã được kiểm chứng về tính tương thích cũng như hiệu năng khi tích hợp trong một hệ thống chung từ Server/Storage/Networking cho đến Management. Các thiết bị thuộc về kiến trúc này hỗ trợ và có một roadmap rõ ràng cho hầu hết các công nghệ chuyên dụng trong DataCenter như FCoE, DCB/CEE, VEB/VEPA/EVB, TRILL… Kiến Trúc này cũng hoàn toàn hỗ trợ và là một trong những thành phần cốt yếu để xây dựng nên hạ tầng cho Điện Toán Đám Mây.


Ngoài ra HP còn cung cấp đầy đủ những sản phẩm cần thiết khác trong DataCenter như Core Router, Firewall, HP ESP (Enterprise Security Product: TippingPoint, Arcsight, Fortify)… để đưa ra được một solution end-to-end cho khách hàng. Qua đó có thể thấy FlexFabric là kiến trúc hàng đầu hiện nay cho nhu cầu build hệ thống Network cho DataCenter và là một sự lựa chọn sáng giá cho các KH đang có nhu cầu build mới hoặc upgrade hệ thống Network cho DataCenter của họ.

2.2 FLEXCAMPUS ARCHITECTURE:
Nhu cầu cho hệ thống mạng Campus có những đặc thù khác với nhu cầu cho hệ thống mạng trong DataCenter như các nhu cầu đồng nhất hệ thống mạng có dây và không dây cũng như các nhu cầu liên quan đến các hệ thống UC&C… Hiểu được các nhu cầu này HP đưa ra đầy đủ các Reference Architectures và dãi sản phẩm phong phú đáp ứng cho nhu cầu này.

HP ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào hệ thống mạng Campus như HP IRF Stacking, Wireless Controller Teaming (hỗ trợ kết hợp lên đến 5 Wireless Controller lại với nhau), CLOS Architect trên các dòng CoreSwitch hiệu năng cao như 10500,  Virtual Stacking… mang lại khả năng tối ưu cho các hệ thống mạng Campus truyền thống 3 lớp hay tối ưu với kiến trúc mạng 2 lớp đồng thời mang lại khả năng tối ưu cho hệ thống bảo mật end-to-end cho cả có dây và không dây.

Với Portfolio đầy đủ cho nhu cầu của hệ thống mạng Campus từ các sản phẩm Switch, Router, Wireless, Firewall, IPS, IP Telephony… cùng với việc kết hợp với các giải pháp và sản phẩm của các hãng chuyên cung cấp các giải pháp cho môi trường doanh nghiệp hàng đầu hiện nay trên thị trường như Avaya, Microsoft, Riverbed, VMware, Citrix… HP tự tin cung cấp đầy đủ các giải pháp end-to-end cho nhu cầu xây dựng hệ thống mạng Campus cho KH.

FLEXBRANCH ARCHITECTURE:
Giải pháp cho các hệ thống khách hàng có đa chi nhánh là phần không thể thiếu trong hệ thống IT của hầu hết các doanh nghiệp, HP đưa ra kiến trúc FLEXBranch nhằm đáp ứng cho nhu cầu xây dựng hệ thống mạng hội tụ cho các doanh nghiệp đa chi nhánh đáp ứng cho các nhu cầu đồng nhất hệ thống mạng có dây và không dây cũng như các nhu cầu liên quan đến các hệ thống UC&C trong môi trường đa chi nhánh… HP đưa ra đầy đủ các Reference Architectures và dãi sản phẩm phong phú đáp ứng cho nhu cầu này.

Với việc đưa ra các giải pháp công nghệ đáp ứng cho nhu cầu đáp ứng đa chinh nhánh như DVPN cùng với dãi sản phẩm đa dạng về các loại Router với việc hỗ trợ đầy đủ các loại hình WAN Interface đáp ứng đầy đủ cho các loại đường truyền WAN phổ biến hiện nay trên thị trường của các ISPs như Leased-Line, MPLS/VPN (MegaWAN/OfficeOne), FTTH, Internet Leased-Line và đặc biệt là các kết nối 3G hiện đang rất phổ biến ở VietNam nhằm mang lại giải pháp backup với chi phí hợp lí...

Với đặc thù của hệ thống IT trong khối ngân hàng thường sử dụng  hệ thống mạng WAN phân cấp từ các Trung Tâm lón ở các khu vực (ở Việt Nam thông thường có từ 2-3 Trung Tâm lớn đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM) cho đến các Chi Nhánh Cấp 1, Chi Nhánh Cấp 2 và Phòng Giao Dịch, cùng với đó là việc các đường truyền dựa trên hạ tầng công nghệ MPLS của các nhà cung cấp dịch vụ đang ngày càng mở rộng và giá thành dịch vụ tương ứng với băng thông ngày càng rẻ hơn với chất lượng ngày càng ổn định khiến việc lựa chọn các dạng dịch vụ đường truyền này trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho hệ thống mạng WAN bên cạnh đường truyền Leased-Line truyền thống. Để tận dụng được các ưu thế của các dạng đường truyền này đòi hỏi các thiết bị Network phải hỗ trợ những công nghệ tiên tiến mà một trong số đó là công nghệ DVPN của HP Networking giúp thiết lập hệ thống mạng đa chi nhánh một cách đơn giản, bảo mật và có khả năng mở rộng rất mềm dẻo.


Ngoài ra HP là hãng duy nhất trên thị trường có khả năng cung cấp khả năng tích hợp đa dạng với các giải pháp và sản phẩm của các hãng chuyên cung cấp các giải pháp cho môi trường doanh nghiệp hàng đầu hiện nay trên thị trường như Avaya, Microsoft, Riverbed, VMware, Citrix…. Mang lại giải pháp đồng nhất và được kỳ mềm dẻo cho nhu cầu triển khai các giải pháp UC&C trong môi trường đa chi nhánh với việc hỗ trợ hàng loạt Advanced Service Module trên các dòng CoreSwitch cho chi nhánh của mình.


Thông qua đó chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng HP FlexBranch là kiến trúc hàng đầu hiện nay trong việc xây dựng hệ thống mạng đa mục đích với khả năng tích hợp cực kỳ linh hoạt giúp mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng trong việc tích hợp một nền tảng đa dịch vụ cho hệ thống mạng đa chi nhánh.

FLEXMANAGEMENT:
Thành phần cuối cùng và là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ một kiến trúc mạng nào đó là hệ thống Quản Trị. Quản trị luôn là bài toán khiến Khách Hàng băn khoăn và đắn đo nhiều nhất khi có nhu cầu nâng cấp hệ thống đặc biệt trong môi trường đa chủng loại thiết bị của nhiều hãng sản xuất khác nhau. HP đưa ra kiến trúc FlexManagement dựa trên sản phẩm chủ lực của mình đó là phần mềm quản trị HP IMC với việc tích hợp tất cả các tool quản trị vốn rời rạc trước đây vào một hệ thống đồng nhất.

HP IMC là phần mềm quản trị duy nhất trên thị trường có khả năng quản trị lên đến hơn 6000 loại thiết bị thuộc 220 hãng khác nhau mang lại khả năng đồng nhất về hệ thống quản trị trong môi trường hệ thong thiết bị đa hãng và là hệ thống quản trị duy nhất trên thị trường có thể giải quyết vấn đề vốn nan giải này cho khách hàng, điều này giúp phá vỡ rào cản khi KH buộc phải chọn sản phẩm thiết bị của một hãng duy nhất chỉ vì khả năng đồng nhất hệ thống quản trị của hãng đó.

HP IMC là hệ thống quản trị đáp ứng đầy đủ cho FCAPS Model chuẩn dành cho hệ thống quản trị bao gồm các module đáp ứng đầy đủ cho Fault Management, Configuration Management, Accounting Management, Performance Management và Security Management. Đây là hệ thống quản trị cực kỳ mạnh mẽ với việc quản trị được cả hệ thống Physical lẫn Virtual network ngoài ra trong tương lai còn hỗ trợ quản lý cả các service  cũng như đa dạng các loại thiết bị đầu cuối kể cả smartphone.

HP IMC là một sự lựa chọn tốt nhất hiện nay trên thị trường cho nhu cầu một hệ thống quản trị đồng nhất, quản trị được thiết bị đa hãng, tích hợp đa dạng các module quản trị từ QoS, Vlan, IPSec VPN, MPLS VPN, Wireless, NAC (UAM/UAD), NTA… phù hợp với nhu cầu của hầu hết các khách hàng đang có nhu cầu về một hệ thống quản trị mạnh mẽ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét